1. Tăng tốc WordPress cách tối ưu HTML là nền tảng
  2. Lưu ý chỉnh chất lượng hình ảnh trong WordPress
  3. WordPress Plugin sửa và viết bài trên trang chủ
  4. Cách chọn theme miễn phí WordPress nhẹ nhất

Chủ đề: , , , ,

Với các hosting share tức là tất cả các hosting mà bạn đang sử dụng mua lại từ các nhà cung cấp. Ngoại trừ VPS hay máy chủ tĩnh. Thì bạn chỉ được tiêu tốn tài nguyên là 10 – 15% CPU sử dụng. Tùy từng nhà cung cấp. Với VPS và máy chủ tĩnh thì bạn có bao nhiêu bạn được chơi hết bấy nhiêu.

hosting-qua-tai-voi-wordpress-tang-toc-va-khac-phuc-10203

Xin lưu ý: Điều này không hẳn là khi dùng VPS web của bạn sẽ chạy nhanh hơn nhé. Bởi lẽ tài nguyên phần cứng của các nhà cung cấp hosting thường là rất cao, họ thường có trên tới 16 cpu với trên 16 GB ram, điều này tương đương theo một cách nông dân là bạn có 1,6 cpu và 1,6 gb ram (tức là với các vps dưới 1,6 cpu và dưới 1gb ram là chậm hơn). Ngoài ra họ còn tốt ưu rất nhiều với máy chủ hosting…

Hosting WordPress overload – quá tải hosting

Nếu bạn dùng hosting bạn sẽ nhận được 1 yêu cầu thông báo, và website của bạn có thể bị khóa nếu bạn không khắc phục. Điều này xảy ra với hầu hết các web chạy WordPress cỡ 3-5 nghìn visit/ ngày và chưa có tối ưu gì nhiều.

Tăng tốc WordPress cách tối ưu HTML là nền tảng

Muốn tăng tốc Wordpress, hoặc tối ưu Wordpress với lượng truy cập hàng chục nghìn visit việc đầu tiên cần làm là phải tối ưu cách viết và tải HTML. Đây cũng là bài đầu tiên về việc tối ưu Wordpress với lượng truy cập lớn.

Làm sao tăng tốc web khi thiết kế bằng WordPress

Tối ưu tốc độ của Wordpress là điều nên làm, dù với website nhỏ hay lớn, bởi vì tốc độ có ảnh hưởng đến trải nghiệm truy cập. Và cũng là 1 yếu tố quan trọng trong SEO thời gian gần đây.

Với 2 bài bên trên bạn có thể đọc và thực hiện trước khi đọc tiếp phần bên dưới đây. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ thực hiện những công việc như thế này xong rồi.

  • Bật nén HTML Gzip
  • Tối ưu css và javascripts
  • Chuyển các thành phần sang HTML
  • Đã bật WP Super Cache

Tối ưu lại WP Super Cache

Nếu như bạn đã bật WP Super Cache đừng quên cài plugin WP Minify & DB Cache Reloaded Fix trước. Với DB Cache Reloaded Fix hãy cài lại thành 1440 phút = 1 ngày.

WP Super Cache ở tab Advanced

  1. phần Caching chọn Use mod_rewrite to serve cache files
  2. phần Miscellaneous chọn Compress pages so they’re served more quickly to visitors
  3. phần Expiry Time & Garbage Collection chọn lại các thông sống 864000 (1 ngày)

WP Super Cache như sau ở tab Preload

Cài lại thời gian thành 1440 phút
Tích vào các lựa chọn Preload mode (garbage collection only on legacy cache files. Recommended.) Preload tags, categories and other taxonomies. Sau đó nhấn Update

Cài đặt Transients cho WordPress

Mọi vấn đề luôn có bản chất của nó. Nếu như WP Super Cache chuyển trang từ php sang html tĩnh. Giảm thiểu tối đa các tính năng php làm tiêu tốn máy chủ và không còn lấy từ cơ sở dữ liệu nữa. Mô hình nó giống như thế này.

Khách truy cập số 01 truy cập vào bài a, tác động lên WordPress & WP Super Cache tạo ra trang html, wp-a1.html sau đó trang wp-a1.html này sẽ được gửi đến người thứ 2 thứ 3… thứ n khi truy cập vào trang này. Điều này giảm thiểu rất nhiều thay vì việc trang của bạn sẽ phải phục vụ wp-a2.html, wp-a3.html… với cùng 1 trang cho nhiều người.

Tuy nhiên điều mà WP Super Cache chưa làm được là thế này. Có 10 khách truy cập đồng thời vào 5 trang. Tức là trung bình chỉ 2 khách vào 1 trang. WP Super Cache phục vụ tốt 2 khác trên 1 trang. Tuy nhiên không giải quyết được vấn đề của 5 trang khác nhau.

Như bạn đã biết trong 5 trang khác nhau. Thường có các thành phần chung. Như menu, bên sidebar (widget), phần chân.

Transients cho WordPress được sinh ra để giải quyết vấn đề như thế. Tức là. Khách truy cập số 01 truy cập vào bài a, sẽ tạo ra cache cho các thành phần chung như sidebar, menu… khách thứ 2 chỉ cần tải lại phần cache này. Không tạo Query tới cơ sở dữ liệu nữa.

Transients sẽ tác động rất lớn nếu web của bạn có các thành phần tải giống nhau ở nhiều trang khác nhau. Ngoài ra khi sử dụng Transients thì các hàm query cũng có hiệu suất nhanh hơn. Bình thường 1 hàm query mất khoảng 0,02s để tải thì khi có Transients thời gian chỉ còn 0,003s…

Thay đổi các hàm WP-Query thành Transients như thế nào?

Hàm WP-Query gốc của bạn sẽ có dạng như thế này:

[code lang=”php”]
<?php $my_query = new WP_Query( array( ‘category’ => ‘featured’,
‘posts_per_page’ => 6
)
);

if ( $my_query->have_posts() ) :
while ( $my_query->have_posts() ) : $my_query->the_post(); ?>

[/code]

Bạn sẽ thay thế cách viết như thế này:

[code lang=”php”]
<?php if ( false === ( $my_query = get_transient( ‘sidebar_new_posts’ ) ) ) { $my_query = new WP_Query( array( //’category’ => ‘featured’,
‘posts_per_page’ => 6
)
);

set_transient( ‘sidebar_new_posts’, $my_query, 12 * HOUR_IN_SECONDS );
}

if ( $my_query->have_posts() ) :
while ( $my_query->have_posts() ) : $my_query->the_post(); ?>

[/code]

Với hàm transient bạn đang cài cache tới 12 giờ sau sẽ kiểm tra lại và tải lại.

Thay đổi Transients là việc khó?

Về cơ bản nếu bạn không am hiểu code WordPress việc thay đổi này sẽ phức tạp hay sinh ra lỗi. Với những bạn am hiểu code, mình có lời khuyên nên copy code của bạn xuống web demo và chạy thử nghiệm, sau đó hãy hay trên web thực.

Nếu bạn cần: Tối ưu tốc độ WordPress, tối ưu seo wordpress hay thiết kế theme WordPress hãy liên hệ qua mail: webvaseo@gmail.com để nhận báo giá hợp lý nhất.

Bạn sẽ thấy WordPress bỗng nhiên tiêu tốn rất ít tài nguyên. Nếu web của bạn là ít bình luận và thì với những thay đổi bên trên bạn có thể phục vụ từ 30.000 – 50.000 khách truy cập hàng ngày với WordPress, với con số cao hơn thì mình không chắc chắn.

Nếu toàn bộ các thay đổi của bạn là tốt. Sau đó hosting của bạn vẫn quá tải. Hãy xem xét về việc thay đổi nhà cung cấp hosting của bạn./